Các bậc làm cha mẹ đặc biệt quan tâm đến sức khỏe và học tập của con cái trong từng giai đoạn trưởng thành. Bên cạnh đó, bạn cũng nên biết rằng lễ phép là một trong những yếu tố góp phần hình thành nên một đứa trẻ ngoan, có nền tảng giáo dục tốt. Nhưng sự lễ phép ở trẻ không tự có, nếu không người lớn dạy dỗ. Vì thế, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau chia sẻ một số phương án để các em trở nên tốt hơn mỗi ngày.
Ngay khi còn được bế trên tay, bố mẹ thường nói với con rằng “cười với bà/ với ông một cái đi con!” Đây là cách mà chúng ta muốn trẻ thể hiện lòng yêu thương đối với người khác. Lớn hơn một chút, khi mới bập bẹ tập nói, chữ duy nhất trẻ được khuyến khích chính là “Ạ”. Mỗi lần gặp người lớn hay muốn xin quà bánh ài, trẻ “ạ” để thay cho lời xin phép. Như vậy có thể thấy, ngay từ những ngày đầu tiên bạn đã muốn con mình có đức tính tốt, kính trọng và lễ phép với người trên. Đây được coi là bài học đầu đời của mỗi đứa trẻ.
Khi các em bắt đầu biết nói, đừng quên lời dạy “đi thưa, về trình”. Càng chi tiết thì trẻ sẽ dễ hiểu và thực hành tốt hơn. Ví dụ, đối với ông bà, trước khi đi học, đi chơi đều phải xin phép bằng một câu đơn giản như “Thưa ông bà con đi học.” Tương tự, trẻ cũng cần chào hỏi người lớn ngay khi trở về nhà. Trình tự thưa gửi bắt đầu từ những người có vai vế lớn nhất trong nhà trở xuống.
Cảm ơn cũng là một cách để thể hiện một đứa trẻ lễ phép khi nhận được những món quà. Chắc chắn, bố mẹ sẽ ê mặt, người tặng sẽ không vui khi bé nhận quà rồi vụt chạy, không để lại lời nói nào.
Trong giao tiếp hằng ngày giữa người lớn và trẻ nhỏ cũng không thể thiếu sự lễ phép. Dạy trẻ rằng “Dạ – thưa” là những từ mở đầu vô cùng êm ái để người nghe cảm thấy vui lòng, đặc biệt là người lớn hơn mình.
Như đã nói, lễ phép không chỉ thể hiện ở câu nói mà con trong hành động. Câu chào còn đi kèm với cái khoanh tay và cúi đầu. Hãy cho trẻ biết khi đưa một vật gì đó cho người lớn phải đưa bằng 2 tay. Khi người lớn nói chuyện không được xen ngang một cách vô lễ.
Đối với trẻ dưới 3 tuổi, việc quan sát hành động, lắng nghe lời nói lặp đi lặp lại có ảnh hưởng rất lớn, tác động đến cảm quan, thôi thúc các em bắt chước theo. Hiểu được điều này, các ông bố, bà mẹ nên giúp trẻ thấy được, nghe được những điều tốt đẹp trong cuộc sống hằng ngày. Cụ thể hơn đó chính là cái cúi đầu với ông bà, câu chào thưa trước khi đi và sau khi về.
Trong quá trình dạy con, bạn sẽ phải đối mặt với hàng nghìn câu hỏi vì sao. Bất cứ mọi vấn đề, trẻ thắc mắc là một dấu hiệu tốt thể hiện sự chú tâm và học hỏi. Vì thế, đừng ngại phiền mà hãy giải đáp tận tình. Trong lúc dạy trẻ lễ phép, chắc chắn các em cũng sẽ đặt câu hỏi “Tại sao con phải làm như vậy?”. Cách trả lời đơn giản và thuyết phục nhất chính là bởi vì bố mẹ cũng thực hiện tương tự như con mỗi ngày. Đây là cách những người nhỏ bày tỏ sự tôn trọng và yêu thương đối với người lớn, là cách hành xử truyền thống của gia đình. Đồng thời, việc nhìn thấy bố mẹ lẽ phép cũng giúp bé hình thành thói quen tốt hơn.
Tương tự như cách lấy mình làm tấm gương, việc huân tập các câu nói và hành động lễ phép sẽ giúp các em quen dần và trở thành một hành động trong ý thức. Bạn và gia đình đừng coi đó như một thủ tục rườm rà, phiền phức. Hãy thể hiện niềm vui, sự tự hào và hạnh phúc khi các em bắt đầu thực hiện và duy trì tính lễ phép mỗi ngày.
Chúng ta bắt gặp không ít các gia đình, vì một lý do nào đó như công việc, sức khỏe, hoàn cảnh… mà biểu hiện cảm xúc tiêu cực khi trẻ thưa hỏi. Thay vào đó, ngay cả khi bận rộn, ngay cả khi mệt mỏi hay ở đông người, cha mẹ cần đón nhận hành động, lời nói lễ phép của con như một biểu hiện của tình yêu thương.
Huân tập tính lễ phép trong cuộc sống cũng nên thật linh hoạt và thoải mái, để các em xem đây là cách chào hỏi lịch sự, thay vì là thủ tục phiền toái, khó chịu. Ví dụ, trẻ đang mải chơi, lấm lem ngoài trời, hãy chấp nhận cái cúi đầu và câu chào nhẹ nhàng, thay vì yêu cầu các em dừng cuộc chơi để chào hỏi một ai đó đột ngột ghé thăm. Hoặc nhắc nhở trẻ nhẹ nhàng, tế nhị nhằm hướng đến sự vui vẻ, tự nhiên trong cách thực hành lễ phép.
Hãy cho trẻ thấy những tấm gương lễ phép cùng trang lứa và sự khác biệt với những bạn nhỏ không thực hiện được lễ phép trong cuộc sống hằng ngày. Cụ thể, nếu con là trẻ ngoan, tất cả mọi người xung quanh đều vui vẻ, hạnh phúc khi được ở gần con. Từng hành động, lời nói của đứa trẻ lễ phép như một bức tranh đáng yêu lưu giữ lại trong trí nhớ của người đối diện. Ngược lại, với các con nghịch ngợm, quấy phá và không thực hành được tính lễ phép hằng ngày sẽ khiến bố mẹ buồn lòng, sẽ làm những người thân yêu không vui.
Bạn thấy đấy, tính lễ phép ở trẻ không tự có mà phải trải qua quá trình giáo dục và thực hành. Sẽ mất rất nhiều thời gian và tâm huyết để thực hiện công việc này, tuy nhiên chúng ta đều biết kết quả ngọt ngào mà nó mang lại, không gì khác chính là một đứa trẻ có nền tảng giáo dục tốt.
IQ là từ viết tắt của Intelligent Quotient, hay còn được gọi là chỉ số thông minh toán học. Chỉ số này thể hiện khả năng trí lực, năng lực học hỏi với những con số của một người, đồng thời còn cho biết khả năng xử lý tình huống bằng tư duy logic, phản biện nhạy bén như thế nào.
Chỉ số IQ được tính theo công thức: tuổi khôn chia cho tuổi thực và nhân cho 100 (AM/AR)*100. Kết quả này là tác động của nhiều yếu tố để tạo nên sự thông minh của một người như gen di truyền, môi trường tác động. Trong đó, nếu kết quả IQ từ 140 trở lên, bạn được xem là Thiên tài. 120 – 140 là rất thông minh, 110 – 120 là thông minh, 90 – 110 là trung bình, 80 – 90 là trí tuệ hơi kém, 70 – 80 trí tuệ kém, 50 – 70 là dốt nát, 25 – 50 là đần độn và nếu dưới 25 thì được đánh giá là ngu.
EQ là tên viết tắt của Emotional Quotient, còn được hiểu là chỉ số cảm xúc thông minh. Chỉ số EQ cho biết khả năng kiểm soát và điều khiển cảm xúc của chính mình, những người này nhận biết được mong muốn của bản thân, cảm xúc của những người xung quanh và biết cách điều tiết sao cho những mối quan hệ trở nên hòa hợp nhất.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, những người thành công không nhất thiết là người có chỉ số IQ cao, nhưng nhất định là những người có chỉ số cảm xúc thông minh cao. Việc này có thể hình dung như, nếu bạn có chỉ số IQ cao nhưng không thể hòa hợp với tập thể, không thể dung hòa cảm xúc bản thân với những người xung quanh thì bạn sẽ trở thành một thiên tài đơn độc. Tuy nhiên, người có khả năng độc vị được người khác, điều tiết cảm xúc, khéo léo kết nối những người tài giỏi vào cùng một tập thể thì chính là tố chất của người lãnh đạo, sẽ thành công trong công việc và cuộc sống.
Chỉ số EQ có một phần là do sự di truyền từ huyết thống, nhưng phần nhiều là do sự rèn luyện của mỗi người chúng ta trong quá trình học tập, làm việc
Adversity Quotient hay còn gọi là chỉ số thông minh vượt khó. Chỉ số AQ thể hiện khả năng đối diện với khó khăn và áp lực trong cuộc sống, bao gồm cả những tình huống nghịch cảnh, hiểm trở. Điều này thể hiện bản lĩnh của một người trong cuộc sống không ngừng biến đổi và trắc trở.
CQ là từ viết tắt của Creative Quotient, còn được gọi là chỉ số thông minh sáng tạo. Chỉ số này cho thấy khả năng sáng tạo thiên phú trong mỗi con người, nhận ra sự khác biệt giữa những sự vật, hiện tượng mà ít ai để ý, từ đó tìm ra giải pháp hữu hiệu, mới mẻ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Chỉ số SQ còn được hiểu là chỉ số thông minh tâm linh. Sẽ rất khó để hình dung về chỉ số này, nhưng chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng, người có chỉ số SQ cao là những người có năng lực cảm nhận được những giá trị thiêng liêng, kết nối quá khứ, hiện tại bằng nguồn gốc tâm linh của mỗi chúng ta.
MQ hay còn gọi là chỉ số quản lý thông minh (Manager Quotient). Chỉ số này thể hiện năng lực quản trị công việc và con người của mỗi chúng ta. Đánh giá được sự khéo léo, xử lý tình huống trong tập thể và những yếu tố khác để gắn kết tổ chức theo mục đích chung.
Chỉ số MQ có những cấp độ chính để đánh giá như:
Entertaiment Quotient hay còn được hiểu là chỉ số giải trí thông minh. Hiểu một cách đơn giản hơn là khả năng hài hước, năng khiếu giải trí của bản thân trước đám đông hay một loại hình nghệ thuật nào đó. Người có chỉ số EntQ cao thường là người biết cách giải trí cho bản thân, ít rơi vào căng thẳng, áp lực, luôn có được tinh thần lạc quan, trí tưởng tượng, tò mò và tạo được niềm vui cho những người xung quanh.
JQ là chỉ số thực thi công việc thông minh (Job Quotient). Chỉ số này thể hiện được năng lực giải quyết công việc của một người, bao gồm việc nắm bắt vấn đề, tổ chức hoạt động, tiến hành, đánh giá từ đồng nghiệp và khách hàng trong quá trình thực hiện để đem lại kết quả tốt nhất.
Chỉ số JQ được đánh giá qua 4 cấp độ:
Chỉ số Passion Quotient còn được hiểu là chỉ số say mê của mỗi người. Nếu bạn làm bất cứ việc gì đó nhưng không có đam mê, không dành toàn tâm toàn ý để thực hiện thì chắc chắn khó đạt được thành công như mong đợi. Chỉ số PC thường được đánh giá cùng với chỉ số nghề nghiệp CQ như đã trình bày ở trên.
Business Quotient là chỉ số kinh doanh thông minh. Đây là thước đo năng lực của những người làm kinh doanh, bao gồm cả việc định hướng lĩnh vực, phương thức hoạt động, quản trị nhân sự, chịu đựng nghịch cảnh, kết nối cung cầu và linh hoạt trong thị trường để đạt đến thành công.
Bên cạnh đó, những món quà kích lệ cho trẻ cũng là một trong những yếu tố tác động đến cách nhìn về vật chất của các em. Nếu bạn tặng con quyển sách, bé sẽ tò mò tìm hiểu, từ đó hình thành nên thói quen đọc. Ngược lại, nếu bạn tặng con một chiếc Ipad, trẻ cũng tìm tòi nhưng là những trò game điện tử, mạng xã hội… không có lợi cho quá trình học tập. Tương tự như vậy, bạn hãy nghĩ lại xem mình đã vô tình cung cấp bao nhiêu vật chất xa xỉ nào cho trẻ?
Không bao giờ là quá muộn nếu bạn muốn thay đổi cuộc đời trẻ theo hướng tích cực hơn. Hãy thử:
– Thay đổi lối sống của chính mình: Để làm gương cho con nhỏ, điều đầu tiên bạn cần làm chính là thay đổi lối sống của chính mình và gia đình.
– Giúp trẻ hiểu giá trị của lao động: Cách đơn giản nhất chính là để các em phụ giúp việc nhà để tạo ra thu nhập. Đây là cách đơn giản nhất giúp trẻ hiểu được bất kỳ đồng tiền nào cũng được làm ra từ công sức của đôi bàn tay và khối óc.
– Đi mua sắm cùng trẻ: Hãy cho trẻ một khoản tiền nhất định và cùng nhau đi mua sắm. Giữa rất nhiều sản phẩm, bạn sẽ định hướng để các em chọn ra thứ thật sự cần thiết. Ví dụ, với số tiền này con có thể chọn mua đồ chơi, nhưng con sẽ không có thức ăn và đói.
– Tiết kiệm: Đây là một trong những phương pháp giúp trẻ có lối sống giản dị và biết hướng tới những đích đến tích cực. Thay vì tất cả những thứ con muốn bố mẹ đều cung cấp, hãy dạy cho bé cách tích lũy. Số tiền dành dụm được các em có thể tự mua được thứ mình mong muốn.
– Cho đi: Một trong những cách để chúng ta hạnh phúc chính là cho đi, hãy dạy trẻ điều này ngay từ những năm đầu đời. Thứ trẻ cho đi có thể là món đồ chơi đã cũ, quần áo không còn vừa nữa… để giúp đỡ những bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.
Bạn có dành thời gian cho bọn trẻ mỗi ngày? Trên mảnh đất bạn đang sống có bao nhiêu nơi đã in dấu chân của bạn và con? Bao nhiêu đề tài mà hai người cùng tranh luận, có mấy trận cầu mà bạn và thằng nhóc của bạn cùng xem? Ai trong số những đứa trẻ của bạn có thể chơi thể thao tốt nhất? Chúng đã đọc những cuốn sách nào và biết được mấy trò chơi dân gian? …
Tôi cá với bạn câu trả lời đa phần sẽ là “Tôi không rõ, không nhớ và chưa bao giờ…”
Hãy tránh xa màn hình, từ ti vi, ipad đến chú dế cưng của bạn. Bất kể lí do nào để bạn dành thời gian cho chiếc điện thoại, hay thậm chí là công việc nhiều hơn bọn trẻ đều không được chấp nhận nếu muốn con bạn thoát khỏi sự cám dỗ của trò chơi điện tử. Bạn hay chính tôi cũng đều tự cho mình cái quyền làm cha mẹ để áp đặt con cái vào một khuôn khổ nhất định, nơi mà chỉ có cha mẹ được quyền kiểm soát những thứ công nghệ số đầy ma lực, còn lũ trẻ thì không. Đó là thứ quyền lực tai hại nhất mà chính bản thân chúng ta sẽ không thể kiểm soát nổi một khi bọn trẻ có những hiểu biết nhất định và bước vào giai đoạn bùng nổ tâm sinh lý. Cha mẹ là tấm gương phản chiếu rõ nét nhất những gì con trẻ sẽ làm, và con bạn sẽ không thể thoát khỏi sự cám dỗ của game online khi chính bạn cũng không thể thoát ra khỏi sự dẫn dắt của những “chú dế”
Khi trẻ mong muốn có bạn bên cạnh và câu trả lời của bạn là NO thì đứa trẻ của bạn “say No” với mong muốn của bạn khi chúng bị lôi ra khỏi Game. Chúng sẽ từ chối lời đề nghị , thậm chí là khẩn cầu chúng bỏ game của bạn tựa như cái cách mà bạn từ chối tương tác với chúng để say mê chú dế hay bất kể điều gì khác nữa.
Vì thế, đồng hành cùng trẻ trong thời kỳ 4.0 là giải pháp căn bản giúp trẻ tránh được những hệ lụy mang tính tiêu cực của đời sống công nghệ số mang lại.
Con cái luôn là niềm tự hào của cha mẹ. Nếu có ngày nào đó bạn nhận ra đứa trẻ của mình nói dối, bạn sẽ cảm thấy trời long đất lở? Và bạn, có thể sẽ điên cuồng trút những cơn thịnh nộ xuống đầu trẻ; cũng có thể sẽ thất vọng tột cùng đến mức rơi vào im lặng và quay quắt với câu hỏi” vì sao đứa trẻ đáng tuyệt vời của bạn lại trở nên dối trá”?
Đã bao giờ bạn thực sự trò chuyện để thấu hiểu tận cùng đứa trẻ của bạn chưa? Câu trả lời có thể là “có”, nhưng đó chắc chắn không phải điều mà tất cả bậc cha mẹ đều làm. Thứ chúng ta thường thấy lại là việc cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái. Chính điều này đã vô tình khiến trẻ cảm thấy áp lực để trở thành một đứa bé hoàn hảo theo cách cha mẹ chúng muốn. Thậm chí, mong muốn con ngoan, học giỏi, biết đủ các kỹ nghệ, từ kiến thức hàng ngày, các môn ngoại ngữ đến cầm, kì, thi, họa, đa tài nghệ …đã tạo ra một cuộc đua ngầm mãnh liệt giữa các bà mẹ thời @. Đứa trẻ từ khi nào trở thành một “món đồ đặc biệt” để nhiều bậc cha mẹ so cao- thấp.
Thông thường, càng tin tưởng con cái, sự dối trá của chúng càng khiến cảm giác của bạn trở nên tồi tệ. Nhưng tôi cá với bạn rằng: trẻ sẽ ít khi thấu hiểu được cảm giác này của cha mẹ, tựa như việc cha mẹ vẫn đặt lên chúng những áp lực vô hình của thành tích. Nhưng chúng lại biết rất rõ việc một đứa trẻ ngoan, luôn đạt được kết quả tốt trong các kỳ thi, hoặc có khả năng vượt trội …sẽ là điều tuyệt vời với tất cả các bậc làm cha mẹ. Vì thế, để ghi điểm trong mắt cha mẹ, trẻ sẽ cố gắng bằng mọi cách, kể cả việc nói dối.
Có câu “nhân vô thập toàn”, nhưng cha mẹ vẫn thường ứng xử chưa phù hợp với trẻ mỗi khi chúng phạm lỗi. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ tìm cách dấu nhẹm những sai lầm chúng mắc phải trong quá trình sống và trưởng thành. Vì thế, hãy lắng nghe trẻ, giúp chúng tìm thấy cảm giác an toàn ngay cả khi chúng làm những điều chưa đúng là điều cần thiết hơn việc cấm trẻ nói dối. Tôi thường nói với bọn trẻ rằng: trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng đúng, kể cả người lớn cũng không tránh khỏi những quyết định sai lầm. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta cần phải nhận ra đâu là sai lầm và tránh lặp lại nó.
Thực ra trẻ đang học cách nói dối từ cha mẹ. Bạn có thể từ chối ai một điều gì đó bằng một lí do không hề có thực. Điều này tưởng chừng như vô hại với bạn nhưng lại gieo mầm của sự dối trá cho những đứa trẻ sống chung ngôi nhà với bạn. Khi nhận thức còn non nớt, chúng chưa thể hiểu được giá trị cốt lõi của khái niệm “lời nói dối vô hại”. Vì thế, trẻ cũng sẽ bắt đầu nói dối khi thấy cha mẹ chúng đôi khi cũng không nói sự thật. Lúc này, thay vì việc giúp trẻ nhận ra rằng, nói dối sẽ khiến con làm mất niềm tin trong mắt người khác và khiến cuộc sống của con khó khăn hơn khi trưởng thành, thì nhiều cha mẹ lại nổi giận. Họ có thể mất kiểm soát bản thân tới mức sẵn sàng đánh đập, dọa nạt quát mắng khiến trẻ trở nên sợ hãi và… tiếp tục hành trình dối trá để tránh bị đòn. Sai lầm kế tiếp sai lầm, trẻ trở nên chuyên nghiệp hơn khi nói dối và tạo ra những hệ lụy khó lường hơn cho chính chúng và cha mẹ
Bạn hoài nghi về điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi mỗi chúng ta đều không chấp nhận con cái là kẻ dối trá. Nhưng nếu không biết đó là dối trá thì chúng ta có thể nhận ra đâu là sự thật không? Điều này càng khó khăn hơn với một đứa trẻ. Đúng và sai luôn là 2 nửa của cuộc sống. Đúng của bạn rất có thể là sai của tôi và ngược lại.
Thiết nghĩ, dạy cho trẻ hiểu thế nào là sự dối trá thay vì cấm trẻ nói dối sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn trong quá trình giáo dục. Người ta vẫn hay nghĩ tiêu cực rằng “ vẽ đường cho hươu chạy” sẽ khiến chúng ta khó kiểm soát chú hươu hơn. Nhưng xét ở một góc độ nào đó, việc dạy cho trẻ hiểu bản chất của sự dối trá lại là điều vô cùng cần thiết khi những lời nói dối vẫn luôn tồn tại, kể cả có hại hay vô hại. Bởi điều đó sẽ giúp trẻ nhận thức rõ “sự thật” có giá trị thế nào đối với việc hình thành nhân cách.