Thời đại của chúng ta trước đây, niềm vui chỉ đơn giản là chiếc áo mới được bà may tặng, món bánh ngon mẹ chính tay làm, nhưng với trẻ em ngày nay đã không còn khái niệm này nữa. Trẻ ngày càng mong muốn nhiều món quà giá trị như smart phone, máy tính bảng hay thời trang từ những thương hiệu cao cấp… Vì sao trẻ ngày càng coi trọng vật chất, đây là câu hỏi không chỉ của các bậc phụ huynh, mà còn là vấn đề được nhiều người quan tâm và mong muốn tìm lời giải đáp.
Mong muốn của phụ huynh
Phụ huynh thời đại mới không muốn con mình trải qua những khó khăn, vất vả và thiếu thốn mà mình từng nếm trải. Đó chính là động lực để chúng ta phấn đấu, tạo ra vật chất và cung cấp thật đầy đủ cho con cái. Mong muốn này xuất phát từ lòng yêu thương của cha mẹ, nhưng nếu không sáng suốt bạn sẽ vô tình dạy con những đức tính không tốt. Ví như nhiều phụ huynh không muốn con đói, nhịn ăn trong giờ giải lao ở lớp, sẵn sàng đưa trẻ một số tiền lớn để tiêu vặt hằng ngày. Dần dần số tiền này trở thành một thông lệ, nếu không có hoặc ít đi, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, không muốn đi học, không tự tin trước bạn bè, hằn học đòi thêm. Đấy là chưa kể, dù không có nhu cầu nhưng trẻ vẫn cố gắng tìm cách để tiêu hết số tiền mà ba mẹ cho, bằng cách mua đồ chơi, truyện tranh, ăn uống vô bổ và dễ bị người xấu lôi kéo.
Giáo dục gia đình
Trẻ coi trọng vật chất thường bắt nguồn từ thói quen gia đình. Hãy nhớ lại xem, trẻ nhà bạn đã từng mở phong lì xì mừng tuổi trước mặt người lớn rồi bễu môi “Sao ít thế ạ.” hay chưa? Nếu có chắc chắn nguyên nhân là do chính cách giáo dục của chúng ta. Hãy nói cho các em biết giá trị của sức lao động thay vì mệnh giá đồng tiền. Hành xử của cha mẹ chính là tấm gương phản chiếu chân thực để các em noi theo. Nếu bạn là người cần kiệm, trân quý giá trị lao động, nhìn nhận đúng đắn về vật chất thì phần lớn đứa con cũng được giáo dục toàn diện hơn. Ngược lại, ngay từ nhỏ trẻ đ
ã thấy bố mẹ dùng hàng hiệu, chi tiêu phung phí, đề cao giá trị đồng tiền thì các em cũng sẽ học theo những thói quen không tốt này.
Bên cạnh đó, những món quà kích lệ cho trẻ cũng là một trong những yếu tố tác động đến cách nhìn về vật chất của các em. Nếu bạn tặng con quyển sách, bé sẽ tò mò tìm hiểu, từ đó hình thành nên thói quen đọc. Ngược lại, nếu bạn tặng con một chiếc Ipad, trẻ cũng tìm tòi nhưng là những trò game điện tử, mạng xã hội… không có lợi cho quá trình học tập. Tương tự như vậy, bạn hãy nghĩ lại xem mình đã vô tình cung cấp bao nhiêu vật chất xa xỉ nào cho trẻ?
Tác động của môi trường
Trước đây nhu cầu của con người chỉ đơn giản là “cơm no, áo ấm” nhưng tiêu chí này hiện nay được nâng lên thành “ăn ngon, mặc đẹp”. Chúng ta dễ dàng nhìn thấy những đứa trẻ khoác lên mình hàng loạt thương hiệu danh tiếng trên thế giới, giá trị lên đến con số vài chục đến vài trăm triệu. Trẻ nhìn ngắm, thấy đẹp và mong muốn cũng được sở hữu những món đồ tương tự. Cách đây không lâu trào lưu “Rich Kids” lan rộng trên mạng xã hội, trò vui đơn giản này nếu các bậc phụ huynh không định hướng tư duy giúp trẻ, các em rất dễ có những quan điểm lệch lạc về cách đánh giá một con người. Như vậy, trong môi trường sống và học tập hiện nay, trẻ như một trang giấy trắng rất dễ bị lấm bẩn. Do đó điều phụ huynh cần làm chính là xây dựng cho các em một cách nhìn đúng đắn về vật chất và giá trị đích thực của cuộc sống.
Phải làm sao khi trẻ coi trọng vật chất ?
Không bao giờ là quá muộn nếu bạn muốn thay đổi cuộc đời trẻ theo hướng tích cực hơn. Hãy thử:
– Thay đổi lối sống của chính mình: Để làm gương cho con nhỏ, điều đầu tiên bạn cần làm chính là thay đổi lối sống của chính mình và gia đình.
– Giúp trẻ hiểu giá trị của lao động: Cách đơn giản nhất chính là để các em phụ giúp việc nhà để tạo ra thu nhập. Đây là cách đơn giản nhất giúp trẻ hiểu được bất kỳ đồng tiền nào cũng được làm ra từ công sức của đôi bàn tay và khối óc.
– Đi mua sắm cùng trẻ: Hãy cho trẻ một khoản tiền nhất định và cùng nhau đi mua sắm. Giữa rất nhiều sản phẩm, bạn sẽ định hướng để các em chọn ra thứ thật sự cần thiết. Ví dụ, với số tiền này con có thể chọn mua đồ chơi, nhưng con sẽ không có thức ăn và đói.
– Tiết kiệm: Đây là một trong những phương pháp giúp trẻ có lối sống giản dị và biết hướng tới những đích đến tích cực. Thay vì tất cả những thứ con muốn bố mẹ đều cung cấp, hãy dạy cho bé cách tích lũy. Số tiền dành dụm được các em có thể tự mua được thứ mình mong muốn.
– Cho đi: Một trong những cách để chúng ta hạnh phúc chính là cho đi, hãy dạy trẻ điều này ngay từ những năm đầu đời. Thứ trẻ cho đi có thể là món đồ chơi đã cũ, quần áo không còn vừa nữa… để giúp đỡ những bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.