SỐNG TRONG HIỆN TẠI
10 Tháng Sáu, 2019
THU NHẬN LÀ CHÌA KHOÁ ĐỂ THÀNH CÔNG
11 Tháng Sáu, 2019
TẠI SAO 90-95% Doanh nhân, những nhà Kinh doanh lại thất bại trong 5 năm đầu tiên.
Vấn đề là đa phần những người làm kinh doanh thông minh hơn trung bình, họ có khả năng thiên bẩm, nên mới có thể giúp những người khác tin tưởng & nhân viên đi theo hỗ trợ họ.
Câu hỏi đặt ra là: Thế tại sao họ lại thất bại? Câu hỏi này nặng ký quá. Các bạn học sinh cũng hỏi là làm thế nào để trở thành Doanh nhân – Business Owners, …
Chủ đề hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu xem, Entrepreneur – Doanh nhân(DN) họ nghĩ gì?
Họ nghĩ khác biệt như thế nào? Doanh nhân thành công nghĩ gì khác không?
Thực chất, họ coi kinh doanh hay cuộc đời như một Game thì đúng hơn, như một cuộc dạo chơi.
Hôm trước mình cũng nghe một câu của em học sinh cũng có tư tưởng doanh nhân đấy là:”Cuộc đời như một bản DJ, càng mix càng thấy ảo”
Đối với DN họ thấy càng chơi càng thích thú, tất cả những gì chúng ta cần trong một trận đấu bóng đá là gì?
Chúng ta nếu là Nhà huấn luyện, là Park Hang-Seo thì phải biết chiến thuật, phải là người nắm rõ điểm mạnh & điểm yếu của toàn đội. Họ thường đưa ra những câu hỏi về luật chơi, chúng ta phải am hiểu luật chơi, & đối với đối thủ này thì bằng cách nào chúng ta có thể thắng.
Nếu chơi chỉ để vui, giống như đá bóng chỉ để dẫn bóng lên rồi lại chuyền về mà không dám tấn công thì không làm Doanh nhân – DN được, ở nhà tiết kiệm tiền rồi đi du lịch thôi.
Doanh nhân họ chỉ tập trung vào một điều khi đã biết quy luật – hay luật chơi. Đấy là ở đâu có vấn đề, họ sẽ tháo gỡ nó.
Không có tiền đạo giỏi, ok, đi tìm tiền đạo, không có tìm được tiền đạo, ok, đào tạo tiền vệ lên làm tiền đạo, không có thủ môn, ok,…
Họ mang trong mình khả năng phân tích, chỉ trích, kỹ năng phá vỡ tư tưởng bình thường của Fixed-Mindset của bài trước.��Thực chất họ cũng không sinh ra đã có innate drive – cái mà Elon Musk hay tự nhận mình là có động lực từ bên trong.
Vậy đấy, muốn làm Doanh nhân thành công, cần chuyển đổi mindset từ cống hiến, thành sáng tạo, đặc tính sẽ học được từ việc liên tục cày cục & tự thực hành.
1. Quan điểm về NỖI SỢ.
Nỗi sợ thì ai cũng có, có điều chúng ta cần hiểu, nỗi sợ khiến chúng ta lớn lên, chúng ta sẽ nhờ nó mà trở nên mạnh hơn.
Sợ mất tiền, sợ bị thua thiệt, chưa làm đã sợ đau thì khó. Nhưng cái nỗi sợ lớn nhất mà Doanh nhân – DN phải đối mặt là nỗi sợ của tự từ chối, mặc dù còn hàng loạt chứng sợ hãi khác, (sợ ma?).
Nó khiến quyết định của bạn thường không còn sáng suốt nữa.
Khi chúng ta lớn lên, chúng ta không chỉ phải hiểu về quy luật của cuộc sống mà phải hiểu về não bộ của loài người, hiểu về chính bản thân mình.
Đó là sự hiểu từ bên trong, rằng loài người có rất nhiều lỗi. ��Một trong những lỗi đó khiến Doanh nhân thất bại là KHÔNG CHỊU NHẬN TRÁCH NHIỆM VỀ MÌNH.
Nếu ai cũng nhận trách nhiệm về mình, thì sẽ không còn việc đổ lỗi & chê những người xung quanh, Nhân viên đổ lỗi là không có Leads, không có LEADS thì đi tìm Leads, thì tạo ra Leads,
Sếp đổ lỗi là nhân viên chưa tốt, chưa tốt thì đi đào tạo, không đào tạo được thì sa thải đi tuyển ông khác.
Lỗi thứ lớn là KHÔNG CHỊU ĐI VÀO VẤN ĐỀ – Ai trong chúng ta thực chất cũng làm việc chăm chỉ hết, cũng đều bận bịu nhiều việc, có điều là nếu bạn béo, thì bạn lại hay bận đi làm tóc, đi ăn, bận đi chơi. Chứ không chịu bận đi tập.
Nếu công ty yếu kém, là do công ty bận tập trung vào sản phẩm, tập trung vào nhân sự, cứ lo bên trong mà không chịu đi tìm kiếm khách hàng.
Cuộc đời chúng ta cũng vậy, não chúng ta kỳ dị lắm, chúng ta bận nhiều thứ mà chả có thứ nào liên kết thẳng hay trực tiếp đến vấn đề của chúng ta cả.
2. Mistakes
Sai lầm thì có nhiều, nhưng lý do về sai lầm ấy mới khiến Doanh nhân – Business Owner điên đầu.��Chúng ta phải hiểu sai lầm là cứu tinh của bạn, nó có áp lực lớn đè nặng lên sự thay đổi của bản thân bạn nếu đã biết đó là sai lầm.��Mà nếu không nhận ra thì thôi Failse là đúng rồi.
Trong kinh doanh, Sai lầm luôn tồn tại, giống như việc làm người sống không ai không ốm vậy.
Nhưng quan trọng nhất Doanh nhân – Entrepreneur là người tỉnh táo, chữa bệnh nhanh nhất.��Trong quá trình mắc bệnh, cả hệ thống đao đứng. MỤC TIÊU ở đây là Hạn chế sai lầm, con người ta hạn chế rủi ro bằng cách học, học cho bớt NGU thì đỡ chút RỦI RO, trong kinh tế. ��Rủi ro không được trả giá bằng tiền, mà nó được trả giá bằng rất nhiều tiền + năng lượng + thời gian của tập thể.
Nên là có những mục tiêu cơ bản của các bạn nhỏ nên phát triển khả năng hạn chế rủi ro càng cao càng tốt. Còn nếu mà sinh ra đã biết thành công rồi thì thôi cũng không cần đi học.
Doanh nhân thành công đặc biệt hiểu rằng, họ không biết đủ, họ không hoàn hảo, họ liên tục nghiên cứu & học hỏi để vá lỗi cho bản thân mình.��Đặc biệt họ obsess – hay là một dạng phát điên để tự phát triển bản thân, để hạn chế RỦI RO.
Sai lầm là cơ hội để chúng ta hiểu bản thân, hiểu vấn đề nào trong cách thực thi đã đi sai hướng. Miễn là chúng ta luôn có tư tưởng Take 1000% Responsibility để mà giải quyết vấn đề —> Bản thân trưởng thành hơn.
3. Chấp nhận RÀO CẢN
Tường cao, & khó khăn luôn cản bước chúng ta, thế mới gọi là thử thách của thế gian, đừng có đứng đấy mà lườm nguýt, không giải quyết được vấn đề.
Nhân viên đặc biệt thường phàn nàn, rằng em sao không được lên chức, là do em không biết vượt qua bức tường vô hình mà quản lý em đã vượt qua.
Họ stress về hầu hết mọi sự chỉ trích, và khi stress trận chiến cảm xúc trong họ tự giết họ.
“Anh ấy không yêu quý mình, anh ấy ưu tiên bạn kia hơn, mình lúc nào cũng bị mắng.”
Thay vì đi uống thêm kháng sinh mà chống lại stress sau đó giải quyết ngay vấn đề của mình.
Thực tế là ở đời mà không có đau thì không đúng. Nhưng chúng ta sẽ tìm cách đau & có kết quả. Chứ không phải đau + không có gì.��
Mỗi bức tường – RÀO CẢN sẽ mở ra một cơ hội sau khi bạn đập nó, bạn thấy bạn vượt lên trên mình một chút, và từ đó biết đập tường rồi thì cơ hội cứ liên tục được mở ra.��
Kiểm soát & tìm kiếm thay đổi giải pháp đập tường, chèo tường sẽ là trận chiến hoàn hảo mà Entrepreneurs thành thục.
4. Cuối vực rồi thì có nhảy không?
Đây là thực trạng, đa phần cuối vực con người quay về, còn Doanh nhân lại liều và nhảy, giờ không còn tường nữa, cũng không nhìn & ước toán được RỦI RO, không có chắc chắn là nhảy sẽ có biển hoặc nước, biết là đau & sẽ đau. Đây là bước ngoặt tư tưởng mà tất cả sẽ dừng lại.
Trong cuộc sống ví dụ nào cũng giống vậy hết, đi tập mới thì sẽ đau, nhưng kiểu gì chả đau, không đau vì tập thì cũng đau vì béo, mà đau vì béo không sao, đau vì bệnh mới đau.
Nhưng ở bước đường mà đau quá rồi, không biết nên đi tập tiếp hay ở nhà ý. Thì đa phần chọn ở nhà vì sợ, vì đau, vì lý do cơ thể mình không làm được. ��
Đấy gọi là normal mindset – tư tưởng bảo vệ bản thân. Thế thì thôi không nên làm gì nữa, ngồi ở nhà sẽ đỡ tai nạn hơn.��
Đối với Doanh nhân, họ biết lúc họ nhảy họ tạo khác biệt, một khác biệt lớn về khoảng cách địa lý, toạ độ, họ sẽ tìm những tools họ cần, để đảm bảo an toàn – dù chẳng hạn.��

Và điều ấy khiến họ đi đến với hạnh phúc.

(Nên nhớ hạnh phúc đi chăng nữa vẫn đau, vẫn phải trả bằng mồ hôi, máu & nước mắt).[/one]

5. Thành công của DOANH NHÂN có được là biết vượt qua chính mình.
“Đối thủ lớn nhất của đời người là chính mình.” – Lại nói lại lời Phật dạy rồi, sẽ có một giọng nói vang lên nói những điều ngược lại với những điều bạn nghĩ.
Luôn luôn là như vậy, đi tập – thôi mưa, đi làm – thôi mệt, gọi điện – thôi còn phải nấu cơm, mở mô hình kinh doanh – thôi người ta thất bại đầy kìa…
Ai cũng có CÁI TÔI – EGO. Cái tôi là đề tài lớn nên mình không dám chia sẻ trong bài này không đủ, nhưng cái tôi của mỗi người có level khác nhau.
Nhưng chúng ta phải hiểu, cái tôi cao không phải là tốt, mỗi khi chúng ta ở xung quanh những người giỏi hơn chúng ta có xu hướng khoe mẽ nhiều hơn, nhiều hơn sự thật mà chúng ta có.
Trước Billy đi du lịch, thấy các cụ cứ ngồi khoe với nhau & cả đoàn đủ kiểu, đấy chính là CÁI TÔI – EGO. Họ đi đâu cũng thấy bản thân mình nhỏ bé cứ phải khoếch đại lên mới được. Mà ai nghe được thì đau người lắm.
Đặc biệt, doanh nhân thành công, là người hành động đặc biệt khác. Họ chấp nhận & ngưỡng mộ điểm mạnh của người khác, có xu hướng lui tới chỗ những người thành công & thông minh hơn họ. ��Hiểu rằng mình có khả năng của mình, sẽ tăng khả năng giúp những điểm mạnh kia kết thành một STRONG TEAM.
Thực chất, kinh doanh nó không phải là đạt đạt đạt được, lúc nào cũng đạt được phải đạt được, mà nó là khả năng chia sẻ miếng bánh & lợi ích đến từ tất cả các bên.
Cuối cùng, post đã dài, bài đăng đã muộn, Billy xin kết luận, không có bất kỳ vấn đề nào trong kinh doanh đau đớn & kinh điển đến mức loài người không giải được.��
Nhớ rằng, nếu bạn không thử, bạn sẽ không bao giờ có khả năng. Đứng dậy, vượt qua nỗi sợ, chèo tường hay phá tường gì đó, nhảy khỏi vực kèm dù.��
Cuối cùng chúng ta sẽ được thoả mãn chiến thắng cùng TEAM. ��DÁM KHÁC BIỆT ĐI,
Nhưng hãy nhớ, khác biệt đến từ trong tư tưởng trước nhé.
Mentor Billy – Stoic Billy